Tại sao có tên gọi “Bánh Tét Ngũ Sắc” ?
“Chim kêu ba tiếng ngoài sông”
Mau lo lựa nếp hết đông tết về”
Theo phong tục Tết cổ truyền, tương tự như nấu bánh chưng, nồi bánh tét được nấu vào đêm 30 đón giao thừa. Cả nhà thức chờ quanh nồi nấu bánh, trẻ con làm nhiệm vụ chụm bếp lò, tạo nên không khí ấm cúng, sung túc của buổi sum họp gia đình ngày Tết.
Tết, người Nam Bộ chỉ gói hai loại bánh tét là: bánh tét chay và bánh tét mặn. Bánh chay để cúng ông bà, trời đất, bánh mặn dùng trong bữa ăn. Bánh tét ăn kèm với củ kiệu, dưa chua, thịt kho tàu.
Nhằm tạo sự đa dạng, hấp dẫn hơn cho bánh tét thì ngoài bánh tét truyền thống, ta còn có bánh tét ngũ sắc Bánh tét 3 màu,được kết hợp bởi màu xanh của lá dứa, màu tím của lá cẩm và màu đỏ cam của gấc, phải nói đây là sự sáng tạo nhằm đưa chiếc bánh tét lên tầm nghệ thuật, bởi màu sắc tự nhiên tuyệt đẹp làm cho miếng bánh đẹp và hấp dẫn hơn rất nhiều.
Dao Hiep (ST)